LÀM THẾ NÀO ĐỂ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ BẠN

“Trần thạch cao mắc hay rẻ?” đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của chủ nhà mà còn là đề tài phổ biến của những ai quan tâm tới việc thi công trần thạch cao. Khi có quá nhiều thông tin như hiện nay, việc trang bị những hiểu biết về chi phí thi công trở thành ưu tiên mà ai cũng cần nắm rõ. Hãy cùng Yoshino Gypsum tham khảo cách ước tính chi phí thi công trần thạch cao chính xác và toàn diện cho ngôi nhà theo bài viết bên dưới nhé.

Mục lục

1. Mục đích của việc ước tính chi phí thi công trần thạch cao

2. Các bước ước tính chi phí thi công trần thạch cao

3. Vật liệu nào tốt nhất cho ngân sách của bạn? 

1. Mục đích của việc ước tính chi phí thi công trần thạch cao

Mục đích chính của việc ước tính chi phí thi công trần thạch cao là là tạo ra bảng dự toán chi tiết và minh bạch, giúp chủ nhà và đội ngũ thầu thợ thạch cao có cái nhìn rõ ràng và toàn diện về công trình, từ đó lựa chọn phong cách thiết kế trần nhà phù hợp chi phí đã dự tính.  Ngoài ra, công việc này không chỉ giúp chủ nhà kiểm soát ngân sách mà còn là cơ sở để bàn bạc với thầu thợ và quản lý rủi ro, nhằm đảm bảo ngân sách công trình trần thạch cao, đồng thời tạo nên một không gian sống đẹp mắt, an toàn và chất lượng nhất.

2. Các bước ước tính chi phí thi công trần thạch cao 

Khi quyết định lắp đặt trần thạch cao cho ngôi nhà của mình, chủ nhà và đội ngũ thầu thợ sẽ cùng nhau bàn bạc về kiểu trần và ngân sách thực hiện. Có 4 bước cơ bản giúp chủ nhà ước tính chi phí thi công trần thạch cao, cụ thể như sau: 

♦ Bước 1: Tính diện tích trần cần lắp đặt

Đầu tiên, chủ nhà cần xác định diện tích của trần nhà cần lắp đặt tấm thạch cao. Bằng cách đo chiều dài và chiều rộng của trần nhà, sau đó nhân chúng lại với nhau để có được tổng diện tích cần lắp (㎡). 

♦ Bước 2: Liệt kê các chi phí cần tính toán 

Tiếp theo, chủ nhà sẽ trao đổi với thầu thợ và liệt kê chi tiết tất cả các khoản chi phí liên quan đến công trình trần thạch cao, bao gồm:

- Chi phí thi công: Bao gồm tiền công thợ theo ngày nhân với số thợ và sau đó là nhân với số ngày thi công thực tế, công thợ dao động tùy theo khu vực, kiểu công trình, uy tín của đội thợ,...

Ví dụ: Công thợ là 150 nghìn/ngày, thời gian thi công là 2 ngày và có tổng cộng 3 thợ thi công

Chi phí thi công sẽ là : 150 nghìn x 2 x 3 = 900 nghìn đồng

- Chi phí về số lượng tấm thạch cao cần sử dụng: 

Để ước tính chi phí số lượng tấm thạch cao phụ thuộc vào kiểu trần và loại tấm thạch cao mà chủ nhà lựa chọn. Sau đây là công thức tính chung cho trần thạch cao

Số tấm thạch cao sử dụng = Tổng diện tích trần nhà/Diện tích của 01 tấm thạch cao

Trong đó, diện tích của 01 tấm thạch cao sẽ được quyết định bởi kích thước tấm. Vì tấm thạch cao là hình chữ nhật, do đó diện tích tấm cũng được tính tương tự diện tích trần nhà.

Lưu ý: Đối với trần chìm giật cấp thì số lượng tấm thạch cao cần sử dụng sẽ cộng thêm 30 - 45% số tấm để bù trừ hao hụt do phần thiết kế giật 1 cấp, 2 cấp hay 3 cấp. 

- Chi phí vật liệu lắp khung xương và các vật tư phụ liên quan

  • Vật liệu lắp khung xương thạch cao bao gồm khung kim loại, ty ren, vít, tender thép,... 
  • Một số vật tư phụ hoàn thiện các mối nối bề mặt tấm thạch cao: keo lưới, keo giấy, sơn bả chuyên dụng 
  • Phụ kiện đi kèm với trần thạch cao: đèn led âm trần, đèn chùm trang trí, đèn thả trần, quạt…

Những chi phí này phụ thuộc vào giá cả tại thời điểm lắp trần thạch cao, chủ nhà có thể đặt trước số lượng để được lấy giá tốt, tránh tình trạng không có hàng hoặc giá vật liệu diễn biến tăng theo thế giới như hiện nay. 

- Chi phí quản lý  

Chi phí quản lý có thể đến từ việc nhờ ai đó trông coi công trình, bao gồm cả việc đi lại hoặc chi phí giấy tờ (nếu có).

Lưu ý: Bên cạnh việc tự tính toán chi phí thi công như đã nêu, hiện nay còn có lựa chọn các dịch vụ thi công trần thạch cao trọn gói theo m2. Các nhà thầu thạch cao sẽ cung cấp các gói dịch vụ với mức giá cố định, bao gồm tất cả chi phí liên quan và chủ nhà sẽ chi trả một lần khoản tiền này sau khi nhận bàn giao công trình hoàn thiện. Chi phí tính theo phương pháp thi công trọn gói sẽ dao động tùy vào khu vực, tiến độ và đội thợ. Chúng ta có thể tham khảo nhiều đội thợ khác nhau hoặc căn cứ theo cách tính trên đây để đánh giá mức độ hợp lý khi nhận báo giá từ các đội thợ.

♦ Bước 3: Tìm hiểu giá thi công trần thạch cao

Khi đã xác định được loại trần thạch cao cần lắp và các chi phí cần tính toán ở bước 2, chủ nhà sẽ tham khảo từ người quen và thầu thợ để tiến hành ước tính mức giá cho từng chi phí.

Về chi phí tấm thạch cao, chủ nhà có thể tham khảo ý kiến từ những người quen đã có kinh nghiệm sử dụng trần và vách thạch cao, cũng như trực tiếp từ các nhà sản xuất tấm thạch cao uy tín. Trong số các thương hiệu hiện có trên thị trường, tấm thạch cao Yoshino đến từ Nhật Bản là cái tên quen thuộc trong nhiều công trình thi công trần vách thạch cao. Bên cạnh việc giá cả ổn định, cạnh tranh và có lịch sử phát triển hơn 120 năm, tấm thạch cao Yoshino còn được bổ sung chất chống nấm mốc, giúp kéo dài tuổi thọ công trình, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà không phải thương hiệu nào cũng làm được.

Song song đó, chủ nhà cũng có thể tham khảo giá các vật tư như khung kim loại, vật tư phụ, phụ kiện để ghi chú vào bảng dự toán. Bằng cách liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng hoặc tham khảo thông tin trên các trang web bán hàng, chủ nhà cũng nên có sự so sánh để cùng thầu thợ chọn vật liệu tốt và giá cả phù hợp cho công trình. 

Về chi phí thầu thợ thi công thạch cao, chủ nhà có thể tìm kiếm họ qua mạng xã hội, các trang web chuyên về xây dựng, hoặc thông qua giới thiệu của bạn bè và người thân. Sau đó tiến hành trao đổi và yêu cầu báo giá chi tiết từ các đơn vị này để so sánh. Qua đó, chủ nhà sẽ có cơ sở để lựa chọn đội thi công không chỉ phù hợp với ngân sách của mình mà còn đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

♦ Bước 4: Tổng kết chi phí 

Sau khi đã liệt kê và điền thông tin giá cả tham khảo, chủ nhà đã có thể ước tính tổng chi phí dự kiến khi chuẩn bị lắp đặt trần thạch cao

Tổng chi phí = Chi phí thầu thợ + Chi phí vật liệu + Chi phí quản lý (nếu có)

Tổng kết lại toàn bộ chi phí này sẽ giúp chủ nhà có cái nhìn rõ ràng về tổng số tiền cần chi cho việc thi công trần thạch cao, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu dự án của mình.

3. Vật liệu nào tốt nhất cho ngân sách của bạn? 

Trong bối cảnh vật liệu xây dựng nói chung đang diễn biến tăng như hiện nay, việc tìm kiếm loại vật liệu đáp ứng các yêu cầu về tính năng, độ bền và thẩm mỹ, vừa hợp lý về chi phí là điều quan trọng mà bạn cần xem xét. Một vật liệu tốt không nhất thiết phải đắt đỏ, mà thay vào đó hãy lựa chọn vật liệu bền, đa năng và ít phụ thuộc vào các chi phí vật liệu khác (cát, sắt, thép, xi măng,..), đồng thời mang lại hiệu quả cho công trình nhà ở. Do đó nếu bạn đang cân nhắc thi công trần và vách ngăn, tấm thạch cao Yoshino sẽ là lựa chọn về chất lượng và giá cả ổn định, giúp bạn kiến tạo tổ ấm an toàn, thoải mái với ngân sách ước tính hợp lý nhất. 

Liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE: (028) 3822 3322 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về sản phẩm.

Hoặc để lại thông tin tại đây và chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất có thể. 

Tin liên quan
CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGHỀ THI CÔNG TRẦN VÁCH THẠCH CAO
Thi công trần vách thạch cao là nghề thu hút nhiều người lao động trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển nghề nghiệp thì thợ thi công thạch cao cũng gặp phải không ít thách thức từ an toàn lao động đến khả năng cạnh tranh gắt gao trên thị trường.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ BẠN
“Trần thạch cao mắc hay rẻ?” đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của chủ nhà mà còn là đề tài phổ biến của những ai quan tâm tới việc thi công trần thạch cao. Khi có quá nhiều thông tin như hiện nay, việc trang bị những hiểu biết về chi phí thi công trở thành ưu tiên mà ai cũng cần nắm rõ. Hãy cùng Yoshino Gypsum tham khảo cách ước tính chi phí thi công trần thạch cao chính xác và toàn diện cho ngôi nhà theo bài viết bên dưới nhé.
LẮP TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ MÁI TÔN, MÁI NGÓI, NHÀ CẤP BỐN ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Nhiều chủ nhà vẫn băn khoăn rằng liệu có thể lắp trần thạch cao cho nhà mái tôn, mái ngói, nhà cấp bốn được hay không? Hãy cùng Yoshino Gypsum tìm hiểu lý do cho câu trả lời ngay bên dưới nhé.

YOSHINO GYPSUM

Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.

Thông tin liên hệ
HCM Office: Tầng 06, Tòa nhà YOCO Building, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
(028) 3822 3322
vm2@yoshino-gypsum.co.jp

Kết nối với chúng tôi: