Test


Mục lục: 

Cùng với sự phát triển của vật liệu “xanh” trong xây dựng, việc lựa chọn giải pháp cho không gian nội thất với tính thẩm mỹ cao, an toàn và tiết kiệm, trần thạch cao ngày càng được rất nhiều anh em thầu thợ và chủ nhà quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá “tính vẹn toàn” về những lợi ích mà trần thạch cao mang lại cho ngôi nhà của bạn.

1. Giới thiệu về trần thạch cao

1.1Trần thạch cao và xu hướng chung hiện nay.

Trần thạch cao là loại trần sử dụng tấm thạch cao trong thi công nội thất. Bằng cách liên kết bộ khung xương với cấu kiện của mái nhà hay trần bê tông, lắp các tấm thạch cao lên bộ khung xương, sau đó phủ lớp sơn bả để tạo bề mặt trần nhẵn mịn. Trần thạch cao hay còn gọi là trần giả (lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà), hay la phông thạch cao, có chức năng làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất của công trình, che khuất những cấu kiện bên trên, chống cháy, cách âm, cách nhiệt,...

Trên thế giới, trần thạch cao được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ tại các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Úc,.. Còn tại Việt Nam, các thiết kế trần thạch cao chỉ mới phổ biến trong 15 năm trở lại đây. Trần thạch cao từ khi được đưa vào sử dụng đã trở thành một giải pháp tối ưu cho các không gian nội thất và ngày càng được ưa chuộng.

1.2 Các loại trần thạch cao phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Ngày nay, trần thạch cao đã được sáng tạo và linh hoạt thiết kế thành nhiều kiểu dáng hay phong cách, tạo sự bắt mắt cho các không gian nội thất. Tuy nhiên, về chủng loại, có thể phân chia trần thạch cao thành hai loại chính theo cấu trúc của khung xương: trần chìm (hay trần hộp) và trần nổi (hay trần thả). Trong mỗi loại trần trên lại có những cách phân chia chủng loại khác nhau.

1.2.1 Trần chìm

Trần chìm là kiểu trần có hệ khung xương chìm dưới lớp tấm thạch cao, trần sau khi hoàn thiện chỉ thấy bề mặt sơn bả hoàn thiện của tấm thạch cao mà không thấy được cấu trúc khung xương. Hệ trần này được sử dụng trong các không gian từ dân dụng đến sang trọng như phòng khách, phòng ngủ của ngôi nhà, sảnh khách sạn, sảnh chung cư, trung tâm mua sắm,..

Trần chìm là kiểu trần có hệ khung xương chìm dưới lớp tấm thạch cao

Trần chìm có rất nhiều kiểu dáng biến tấu theo các phong cách thiết kế khác nhau, có thể kể đến như: trần giật cấp, trần phẳng, các kiểu trần uốn lượn theo thiết kế,...

1.2.2 Trần nổi (trần thả)

Trần nổi hay còn gọi là trần thả là hệ trần với hệ khung xương nổi lên bề mặt hoàn thiện, tấm thạch cao được cắt nhỏ theo hai kiểu kích thước 60x60cm hoặc 60x120cm, gia công trang trí bề mặt rồi thả lên hệ khung xương định sẵn. Đây là kiểu trần đơn giản, tiết kiệm chi phí và dễ thay thế, lắp đặt nên thường được sử dụng trong những công trình công cộng như trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc,...

Trần nổi hay còn gọi là trần thả là hệ trần với hệ khung xương nổi lên bề mặt hoàn thiện

2. Tại sao nên sử dụng trần thạch cao?

2.1. Lợi thế về giải pháp trần thạch cao trong thi công

Trần thạch cao dễ thi công, lắp đặt Để thi công trần thạch cao, người thi công chỉ cần sử dụng những công cụ thi công rất đơn giản như dao cắt tấm, máy bắn vít, các dụng cụ cố định khung xương... là có thể thực hiện thi công được. Sau khi cố định hệ khung xương lên trần hay cấu kiện của mái nhà, người thi công dùng dao cắt tấm theo kích thước phù hợp, nâng tấm lên và bắn vít cố định tấm vào hệ khung xương và xử lý mối nối. Đối với trần thả, hoạt động thi công còn đơn giản hơn vì chỉ cần cố định hệ khung và thả tấm lên từng ô khung xương là hoàn thiện.    

Vật liệu an toàn với người thi công2.1.1 Trần thạch cao dễ thi công, lắp đặt 

So với các vật liệu cũ như la phông gỗ hay nhựa, việc lắp đặt trần thạch cao đơn giản và nhanh chóng hơn.

2.1.2 Trần thạch cao có thể linh hoạt sử dụng trong thiết kế nội thất

Tấm thạch cao là một vật liệu có tính ổn định về kích thước, lại dễ cắt gọt và có thể uốn lượn theo yêu cầu của các thiết kế từ đơn giản đến phức tạp nên trần thạch cao rất được ưa chuộng trong các không gian nội thất hiện đại. Việc tạo ra các hệ trần với các kiểu dáng bắt mắt, với đa dạng phong cách và tự do sáng tạo chính là lý do mà các anh em thầu thợ và hay kiến trúc sư nội thất không bao giờ cảm thấy nhàm chán với hệ trần này.

2.1.3 Vật liệu an toàn với người thi công

Bên cạnh đó, là một vật liệu không độc hại với người sử dụng, tấm thạch cao cực kỳ an toàn với người thi công sản phẩm. Đây còn là một vật liệu thân thiện môi trường vì không tạo ra rác thải khó phân hủy và có hệ số tái chế cao.

2.2 Lợi ích trần thạch cao mang lại cho gia chủ

2.2.1 Trần thạch cao mang lại không gian sống thẩm mỹ và an toàn

Trần thạch cao mang lại những không gian nội thất đầy tính thẩm mỹ và có thể linh hoạt sáng tạo theo ý thích của gia chủ, từ các kiểu trần cổ điển đến hiện đại, vật liệu này điều đáp ứng được. Bên cạnh đó, đây còn là một giải pháp mang lại sự an toàn cho không gian sống của bạn, tại sao? Do các đặc tính cách nhiệt, cách âm, chống cháy của tấm thạch cao, các không gian lắp đặt sản phẩm này sẽ tối ưu hơn về tính an toàn so với các vật liệu trần khác.

Trần thạch cao mang lại những không gian nội thất đầy tính thẩm mỹ

Trần thạch cao mang lại những không gian nội thất đầy tính thẩm mỹ

Tính chống cháy

Cấu trúc tấm thạch cao chứa đến 21% trọng lượng nước, khi gặp nhiệt độ cao, phân tử nước sẽ được giải phóng làm mát bề mặt trần thạch cao, làm chậm quá trình cháy, giúp tăng thời gian thoát hiểm và chữa cháy. So với các loại trần truyền thống khác như trần nhựa hay trần gỗ là các loại trần với vật liệu dễ bắt lửa, trần thạch cao an toàn hơn khi “bà hỏa” ghé thăm.  

Tính cách âm

Trần cách âm là hệ trần thạch cao được bổ sung thêm vật liệu cách âm là bông thủy tinh, kết hợp với lớp vật liệu này, trần thạch cao sẽ tăng được tính cách âm và tiêu âm, ngăn cách tiếng ồn với không gian bên trong căn phòng.

Tính cách nhiệt

So với các vật liệu dẫn nhiệt như bê tông, gạch, kính, tấm thạch cao không hấp thu độ nóng và có độ dẫn nhiệt kém hơn. Do vậy, trần thạch cao có khả năng ngăn cản sức nóng và làm giảm năng lượng tiêu thụ điện năng của hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, việc sử dụng trần thạch cao dưới các vật liệu mái nhà như mái tôn sẽ làm mát căn nhà hơn so với các loại trần khác như trần nhựa.

2.2.2 So sánh trần thạch cao với trần nhựa, trần gỗ

Tính ổn định về kích thước mang lại cho trần thạch cao một chức năng tuyệt vời là kéo dài tuổi thọ của không gian nội thất.

Khi thời tiết nóng lên, nhiệt độ thay đổi sẽ làm các vật liệu trần khác như gỗ hay nhựa bị cong vênh, gây ra hiện tượng “mo” trần. Ngoài ra, vật liệu nhựa là vật liệu khó phân hủy, dễ cháy, khi cháy tạo ra các khí thải độc hại từ nhựa nên gây hại đến hệ hô hấp của con người. Màu sắc của tấm nhựa cũng dễ bị thay đổi trong điều kiện nhiệt độ cao. Vì vậy, ở những khu vực địa lý có nhiệt độ cao về mùa nắng, sau một đến hai năm sử dụng, trần nhựa thường bị xuống màu.

Trần gỗ từ lâu đã trở thành hệ giải pháp nội thất được người Việt ưa chuộng, do tính thẩm mỹ và văn hóa thích dùng đồ gỗ. Tuy nhiên, hệ trần này cũng có nhiều nhược điểm như: dễ bắt lửa, mối mọt, cong vênh hay xuống cấp, khó thay thế. Ngày nay, gỗ tự nhiên càng ngày càng khan hiếm nên giá thành cao, gỗ công nghiệp lại không an toàn do dễ gây phát thải các hóa chất độc hại cho con người.

3. Kết luận

Trên đây là những thông tin về giải pháp trần thạch cao trong không gian nội thất. Việc tạo ra một hệ trần bền và đẹp còn tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn các sản phẩm và kỹ thuật thi công. Một hệ trần bền đẹp và an toàn là hệ trần được kết hợp giữa tấm thạch cao chất lượng cao như Yoshino, hệ khung xương có độ dày khung và bước khung đúng quy định cũng như kỹ thuật thi công của một người thợ lành nghề. Yoshino Gypsum Việt Nam mong rằng với sản phẩm tấm thạch cao Yoshino, các anh em thầu thợ sẽ tạo ra được những hệ trần có độ an toàn cao và những gia chủ có thể sở hữu được một không gian sống an toàn, thoải mái.

 

Tin liên quan
CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGHỀ THI CÔNG TRẦN VÁCH THẠCH CAO
Thi công trần vách thạch cao là nghề thu hút nhiều người lao động trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển nghề nghiệp thì thợ thi công thạch cao cũng gặp phải không ít thách thức từ an toàn lao động đến khả năng cạnh tranh gắt gao trên thị trường.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ BẠN
“Trần thạch cao mắc hay rẻ?” đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của chủ nhà mà còn là đề tài phổ biến của những ai quan tâm tới việc thi công trần thạch cao. Khi có quá nhiều thông tin như hiện nay, việc trang bị những hiểu biết về chi phí thi công trở thành ưu tiên mà ai cũng cần nắm rõ. Hãy cùng Yoshino Gypsum tham khảo cách ước tính chi phí thi công trần thạch cao chính xác và toàn diện cho ngôi nhà theo bài viết bên dưới nhé.
LẮP TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ MÁI TÔN, MÁI NGÓI, NHÀ CẤP BỐN ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Nhiều chủ nhà vẫn băn khoăn rằng liệu có thể lắp trần thạch cao cho nhà mái tôn, mái ngói, nhà cấp bốn được hay không? Hãy cùng Yoshino Gypsum tìm hiểu lý do cho câu trả lời ngay bên dưới nhé.

YOSHINO GYPSUM

Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.

Thông tin liên hệ
HCM Office: Tầng 06, Tòa nhà YOCO Building, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
(028) 3822 3322
vm2@yoshino-gypsum.co.jp

Kết nối với chúng tôi: