CÁCH TÍNH VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO

Trong các công trình xây dựng, chuẩn bị vật tư là một bước quan trọng và cần được tính toán kỹ lưỡng. Nếu bạn đang quan tâm về việc lắp đặt trần thạch cao, hãy cùng Yoshino Gypsum Việt Nam tìm hiểu cách tính số lượng vật tư trần thạch cao, giúp bạn có thêm thông tin và kiểm soát chi phí theo bài viết bên dưới nhé. 

Mục lục

1. Các phương pháp tính vật tư trần thạch cao phổ biến 

2. Cách tính vật tư chuẩn theo từng công trình trần thạch cao

   2.1 Công trình trần thả thạch cao

   2.2 Công trình trần chìm thạch cao  

3. Lời kết

 

1. Các phương pháp tính vật tư trần thạch cao phổ biến 

Khi thống nhất về kiểu trần thi công, nhà thầu thi công thạch cao sẽ liệt kê số lượng vật liệu theo bảng kê có sẵn hoặc ghi chép thủ công. Một bảng kê vật tư chi tiết, rõ ràng giúp quá trình thi công trần thạch cao diễn ra suôn sẻ. Điều này cũng giúp chủ nhà kiểm soát vật tư dễ dàng hơn, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí vật liệu.

Có hai phương pháp phổ biến để tính vật tư trần thạch cao:

- Tính theo diện tích phòng: đây là phương pháp tính được nhiều thầu thợ lựa chọn, số lượng vật tư sẽ được xác định dựa trên tổng diện tích cần thi công. 

- Tính theo kích thước thủ công: phương pháp này yêu cầu thợ thạch cao đo đạc chi tiết hơn, bao gồm những khu vực có góc cạnh phức tạp để đảm bảo độ chính xác cao, từ đó tính toán số vật tư theo kích thước.

Mỗi phương pháp đều có sai số riêng, nên việc áp dụng sẽ tùy thuộc vào quy mô, độ phức tạp của từng công trình và kinh nghiệm thực tế của thợ thạch cao. Sau đây là những hướng dẫn về các loại vật tư cần chuẩn bị cho hai kiểu trần thạch cao phổ biến là: trần thả và trần chìm cơ bản. Đối với những hệ trần phức tạp như trần giật cấp, trần kiểu,... phương pháp tính toán sẽ phức tạp hơn tùy theo mức độ biến tấu theo chi tiết trang trí của trần.

2. Cách tính vật tư chuẩn theo từng công trình trần thạch cao

2.1 Công trình trần thả thạch cao

Trần thả thạch cao là loại trần có thiết kế đơn giản, gồm các tấm thạch cao được thả lên khung xương đã cố định trước đó. Cấu tạo chủ yếu của trần bao gồm tấm thạch cao và các thanh kim loại tạo nên khung xương.

Cách tính vật tư cho trần thạch cao thả như sau: 

1. Tấm thạch cao

Số tấm thạch cao = (Diện tích trần/Diện tích một tấm thạch cao) x tỷ lệ hao hụt vật tư

  • Diện tích trần = Chiều dài trần x Chiều rộng trần (m2) (giả sử trần nhà hình chữ nhật)

  • Diện tích một tấm thạch cao = Chiều dài tấm x Chiều rộng tấm (m2)

Tấm trần thả thường có hai kích thước phổ biến là 600x600 (mm)  hoặc 600x1200 (mm). Dựa trên yêu cầu về kích thước tấm trần thả, có thể dễ dàng tính được số lượng tấm cần thiết cho một diện tích trần.

2. Thanh chính   

Số lượng thanh chính = [Diện tích trần/(Khoảng cách giữa các thanh chính x Chiều dài thanh chính)] x tỷ lệ hao hụt vật tư

3. Thanh phụ ngắn 

Số lượng thanh phụ ngắn = (Diện tích trần/Chiều dài thanh phụ ngắn) x tỷ lệ hao hụt vật tư  

4. Thanh phụ dài 

Số lượng thanh phụ dài = [Diện tích trần/(Khoảng cách giữa các thanh phụ x Chiều dài thanh phụ dài)] x tỷ lệ hao hụt vật tư

5. Thanh viền tường 

Số lượng thanh viền tường = (Chu vi phòng/Chiều dài thanh viền tường) x tỷ lệ hao hụt vật tư

6. Thanh ty dây

Số lượng điểm treo = (Chiều dài thanh chính/Khẩu độ thanh chính) x số thanh chính

Số lượng ty= Số điểm treo x (cao độ/chiều dài ty treo) x tỷ lệ hao hụt

7. Vật tư phụ khác

Tender = Số lượng điểm treo x tỷ lệ hao hụt

Tắc kê thép = Số lượng điểm treo x tỷ lệ hao hụt

Pát 2 lỗ = Số lượng điểm treo x tỷ lệ hao hụt

♦ Một ví dụ bảng kê vật tư cho trần thả thạch cao hệ 600x600 với diện tích 30m2, kích thước 7,5 x 4 m (d x r), tỷ lệ hao hụt dự kiến là 5%. Trần sử dụng tấm thạch cao có kích thước 605 x 605 (mm).

- Khoảng cách từ trần thạch cao lên trần bê tông là 1m

- Khoảng cách treo ty giữa các thanh chính: 1,2 m

- Chiều dài thanh chính: 3.6 m

- Chiều dài thanh phụ ngắn: 0.6 m

- Chiều dài thanh phụ dài: 1.2 m

- Chiều dài thanh viền tường: 3.6 m 

- Chiều dài ty treo: 1 - 3 m (lấy đại diện 3 m)

2.2 Công trình trần chìm thạch cao cơ bản

Trần chìm thạch cao là loại trần mà khung xương được giấu kín bên trên các tấm thạch cao. Trước khi tính toán vật tư cần thiết cho việc thi công trần chìm, bạn cần xác định khẩu độ (khoảng cách giữa các thanh khung). Các khẩu độ thông dụng thường được sử dụng là 800mm, 900mm, hoặc 1000mm.

Cách tính vật tư cho trần thạch cao chìm cơ bản bao gồm các chi tiết sau: 

1. Tấm thạch cao

Số tấm thạch cao = (Diện tích trần/Diện tích một tấm thạch cao) x tỷ lệ hao hụt vật tư

Diện tích một tấm thạch cao = Chiều dài tấm x Chiều rộng tấm (m2)

2. Thanh chính 

Số lượng thanh chính = [Diện tích trần/(Khẩu độ thanh chính x Chiều dài một thanh chính)] x tỷ lệ hao hụt vật tư

Chiều dài thanh chính khung đồng dạng là 4m, khung xương cá là 3.66m

3. Thanh phụ 

Số lượng thanh phụ = [Diện tích trần/(Khẩu độ thanh phụ x Chiều dài thanh phụ)] x tỷ lệ hao hụt vật tư

4. Thanh viền tường 

Số lượng thanh viền tường = (Chu vi phòng/Chiều dài thanh viền tường) x tỷ lệ hao hụt vật tư

5. Ty treo/ ty ren

Ty treo sử dụng cho trần chìm khung đồng dạng, ty ren sử dụng cho trần chìm khung xương cá, có công thức tính chung như sau:

Số lượng điểm treo = (Chiều dài thanh chính/Khẩu độ thanh chính) x số thanh chính

Số lượng ty= Số điểm treo x (cao độ/ chiều dài ty treo) x tỷ lệ hao hụt

6. Khóa liên kết

Số lượng khóa liên kết = (Chiều dài thanh chính/Khẩu độ thanh phụ) x 2 x tỷ lệ hao hụt

7. Vật tư phụ khác

Tender = Số lượng điểm treo x tỷ lệ hao hụt

Tắc kê thép = Số lượng điểm treo x tỷ lệ hao hụt

Pát 2 lỗ = Số lượng điểm treo x tỷ lệ hao hụt

♦ Một ví dụ bảng kê vật tư cho diện tích trần chìm thạch cao 30m2 dùng khung đồng dạng, kích thước 7,5 x 4m (d x r), tỷ lệ hao hụt dự kiến là 5%. Trần sử dụng tấm thạch cao có kích thước 1.21 x 2.42m.

- Khẩu độ thanh chính: 1000mm

- Khẩu độ thanh phụ: 406mm

- Chiều dài thanh chính: 4m

- Chiều dài thanh phụ: 4m

- Chiều dài thanh viền tường: 4m

3. Lời kết 

Trên đây là các công thức tính vật tư cơ bản khi thi công trần thạch cao. Các công thức chi tiết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về số lượng các vật tư cần thiết như thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường, tấm thạch cao, thanh ty dây và các phụ kiện liên quan. Việc tính toán chính xác còn phụ thuộc vào kết cấu công trình và kinh nghiệm của mỗi người thợ thạch cao.

Yoshino Gypsum Việt Nam mong rằng cách tính vật tư trần thạch cao sẽ là nguồn tài liệu hữu ích và đáng tin cậy, giúp bạn yên tâm lựa chọn tấm thạch cao cho tổ ấm của mình. Thông qua việc sử dụng tấm thạch cao Yoshino đến từ Nhật Bản, không gian sống của bạn không chỉ đẹp mà còn mang đến sự an toàn và thoải mái nhất. 

 

 

Tin liên quan
CÁCH TÍNH VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO
cùng tìm hiểu cách tính số lượng vật tư trần thạch cao, giúp bạn có thêm thông tin và kiểm soát chi phí
CƠ HỘI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGHỀ THI CÔNG TRẦN VÁCH THẠCH CAO
Thi công trần vách thạch cao là nghề thu hút nhiều người lao động trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển nghề nghiệp thì thợ thi công thạch cao cũng gặp phải không ít thách thức từ an toàn lao động đến khả năng cạnh tranh gắt gao trên thị trường.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ BẠN
“Trần thạch cao mắc hay rẻ?” đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của chủ nhà mà còn là đề tài phổ biến của những ai quan tâm tới việc thi công trần thạch cao. Khi có quá nhiều thông tin như hiện nay, việc trang bị những hiểu biết về chi phí thi công trở thành ưu tiên mà ai cũng cần nắm rõ. Hãy cùng Yoshino Gypsum tham khảo cách ước tính chi phí thi công trần thạch cao chính xác và toàn diện cho ngôi nhà theo bài viết bên dưới nhé.
LẮP TRẦN THẠCH CAO CHO NHÀ MÁI TÔN, MÁI NGÓI, NHÀ CẤP BỐN ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Nhiều chủ nhà vẫn băn khoăn rằng liệu có thể lắp trần thạch cao cho nhà mái tôn, mái ngói, nhà cấp bốn được hay không? Hãy cùng Yoshino Gypsum tìm hiểu lý do cho câu trả lời ngay bên dưới nhé.

YOSHINO GYPSUM

Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.

Thông tin liên hệ
HCM Office: Tầng 06, Tòa nhà YOCO Building, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
(028) 3822 3322
vm2@yoshino-gypsum.co.jp

Kết nối với chúng tôi: