Quy trình thi công vách thạch cao có thể mô tả đơn giản bằng các bước như sau: lắp hệ khung xương theo đúng theo quy định về bước khung dọc theo vị trí thiết kế, cố định khung xương bằng các phụ kiện cần thiết, bắn các tấm thạch cao vào khung xương bằng khoan chuyên dụng, xử lý mối nối ở các vị trí cần thiết, sơn bả bề mặt.
• Căn cứ vào cấu tạo, có thể chia vách thạch cao thành hai loại là vách ngăn một mặt và vách ngăn hai mặt. Vách ngăn một mặt với một lớp tấm thường được dùng để che lấp một vị trí nào đó trong trang trí nội thất. Vách ngăn hai mặt với hai lớp tấm hai bên khung vách, được dùng để làm vách ngăn phòng, chia các không gian nội thất theo nhu cầu sử dụng.
• Căn cứ vào chức năng, có thể chia vách thạch cao thành các loại khác nhau như: vách ngăn cách âm, chống cháy, chống ẩm, vách ngăn trang trí. Tùy mỗi loại khác nhau theo nhu cầu sử dụng mà cách thi công mỗi loại vách cũng có những đặc điểm khác nhau.
Ứng dụng vách thạch cao có từ khi nào?
Kể từ giữa thế kỷ 20, vách thạch cao được phổ biến tại các ngôi nhà ở Bắc Mỹ với mục đích tiết kiệm thời gian và nhân công. Ngày nay các quốc gia phát triển ứng dụng vách thạch cao như một loại vật liệu xây dựng chính cho hầu hết các công trình từ nhà ở, tòa nhà cao tầng, văn phòng, trung tâm thương mại,…Tại Việt Nam, trong những năm gần đây vách thạch cao đã bắt đầu được đưa vào sử dụng trong các công trình có thiết kế hiện đại như khách sạn, tòa nhà văn phòng, nhà máy,...
Vậy tại sao chúng ta nên sử dụng vách thạch cao cho nhà ở hay các công trình xây dựng nói chung? Hãy cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của vách thạch cao ngay sau đây.
Một số ưu điểm nổi bật của vách thạch cao chi tiết như sau:
Thi công vách thạch cao không sử dụng vữa xi măng và gạch nung, do đó hạn chế ô nhiễm bụi và ẩm ướt. Môi trường thi công vách thạch cao nhờ đó được sạch sẽ, khô ráo và dễ dàng vệ sinh trong và sau nghiệm thu công trình.
Vách thạch cao có trọng lượng nhẹ nên phần nào giảm bớt áp lực lên phần nền móng và hạn chế ảnh hưởng đến tổng thể cấu trúc công trình. Với các tòa nhà càng cao tầng, điều này sẽ giúp giảm thiểu toàn thể chi phí nói chung và chi phí vách nói riêng.
Cũng giống như hệ trần thạch cao, việc lắp đặt vách ngăn từ các tấm thạch cao thường dễ dàng, nhanh chóng hơn so với thi công bằng gạch mà không yêu cầu cao về kỹ thuật. Thời gian thi công và vật liệu thân thiện hơn với môi trường thi công cũng tạo ra nhiều lợi điểm của vật liệu này với người thi công.
Vách thạch cao có nhiều lợi ích hơn so với vật liệu truyền thống, bao gồm khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy và đạt hiệu quả ngăn phòng không khác gì so với vách tường gạch trước đây. Với vách thạch cao, gia chủ có thể linh hoạt trang trí và tạo kiểu dáng nội thất theo ý thích và nhu cầu của mình. Ngoài ra, vách thạch cao có khả năng dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng, giúp duy trì không gian sạch sẽ và thoáng đãng trong suốt thời gian sử dụng.
Khả năng chịu lực hạn chế nên vách thạch cao chỉ ưu tiên trang trí và treo các vật dụng có tải trọng nhỏ, vừa phải để không gây áp lực lên các tấm thạch cao.
Không dùng ở những nơi có độ ẩm cao, nếu có phải sử dụng các loại tấm thạch cao làm vách ngăn chuyên biệt chống ẩm mốc ở những nơi ẩm ướt và bán lộ thiên (nhà tắm, bếp, ban công,…)
Trọng lượng vách thạch cao nhẹ hơn vách gạch truyền thống từ 5 đến 10 lần, giúp giảm áp lực lên phần nền móng và hạn chế ảnh hưởng đến cấu trúc công trình. Cụ thể, các tấm thạch cao dày 12.5mm hoặc 15mm thường có trọng lượng khoảng 9 –11kg/m2, trong khi đó gạch nung có trọng lượng từ 20 – 40kg/m2. Các bức tường gạch nhìn chung khá nặng nề, đòi hỏi phần nền móng phải rất chắc chắn. Điều này gây khó khăn cho các công trình cao tầng hoặc hạn chế tải trọng lên phần móng, lúc này vách thạch cao được xem là giải pháp thay thế khả thi giúp nhẹ hóa công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, nhờ vào đặc tính linh hoạt của tấm thạch cao mà quá trình thi công vách thạch cao có thể thích ứng với các yêu cầu thay đổi không gian và dễ dàng tháo lắp khi cần. Vách thạch cao có bề mặt phẳng, mịn tạo thuận lợi cho công đoạn tạo hình, trang trí như dùng sơn, dán giấy dán tường các loại. Góp phần tạo ra không gian trang nhã và phù hợp theo nội thất và kiến trúc xây dựng.
So với vách gạch truyền thống, thi công vách thạch cao mang lại nhiều lợi ích về mặt chi phí. Quá trình thi công vách gạch truyền thống thường phải trải qua nhiều công đoạn và khó kiểm soát chi phí các vật liệu khác như xi măng, cát,.... Tuy nhiên, với vách ngăn thạch cao, việc lắp đặt trở nên đơn giản hơn và giảm thiểu công đoạn. Điều này giúp kiểm soát vật liệu đầu vào và giảm tổng chi phí xây dựng.
Ngoài ra, thời gian thi công vách thạch cao thường nhanh hơn gấp đôi so với vách gạch truyền thống. Gia chủ có thể tiết kiệm thời gian hoàn thành, đồng thời giảm chi phí lao động và thầu thợ. Đảm bảo tiến độ xây dựng và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thời gian hoàn thành dự án.
Trước đây vách gạch truyền thống được lựa chọn chủ yếu vì độ bền và vững chắc. Còn ngày nay, vách thạch cao có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng. Bên cạnh khả năng tạo không gian hiệu quả và tối ưu diện tích sử dụng, vách ngăn thạch cao còn có khả năng cách âm, cách nhiệt và các tính năng đặc biệt như chống ẩm, chống cháy,…mà vách gạch truyền thống thường không đảm bảo cho người sử dụng.
Ngoài ra, vách ngăn thạch cao cũng dễ bảo trì hơn so với vách gạch truyền thống. Với khả năng giữ ổn định cấu trúc công trình và bền bỉ, gia chủ có thể duy trì vách ngăn thạch cao từ 10 – 15 năm mà không phải tốn kém các chi phí sơn sửa hàng năm. Các tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế trong những trường hợp hư hỏng một phần nào đó.
Cuối cùng, ứng dụng vách ngăn thạch cao giúp điều hòa không khí trong nhà, ngăn thoát nhiệt, từ đó giảm bớt công năng tiêu thụ điện từ các thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt công suất lớn… Mang lại không gian thoải mái, an toàn và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Với xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ hóa công trình, hiện đại kết hợp nhiều lợi ích thiết thực như ngày nay, vách thạch cao có thể được xem là lựa chọn phù hợp cho đội ngũ thầu thợ và chủ nhà, chủ đầu tư. Vậy, lựa chọn tấm thạch cao nào để làm vách ngăn cho các công trình, đặc biệt là nhà bạn? Có lịch sử 120 năm trong ngành sản xuất vật liệu tấm thạch cao, với những sản phẩm đã được 80% công trình Nhật Bản tin dùng và được người Việt Nam đón nhận, thương hiệu Yoshino Gypsum đến từ Nhật Bản sẽ là cánh tay đắc lực trong việc lựa chọn loại vách phù hợp với từng không gian nhỏ khác nhau.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và lựa chọn vật liệu phù hợp nâng cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình.
Liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE: (028) 3822 3322 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm.
Hoặc để lại thông tin tại đây và chúng tôi sẽ chủ động liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất.
YOSHINO GYPSUM
Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.