THI CÔNG TRẦN CHÌM THẠCH CAO CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Trần chìm thạch cao được đánh giá là hệ trần đẹp, nhiều kiểu dáng độc đáo trong các công trình xây dựng. Do đó quá trình thi công trần chìm thường yêu cầu chi tiết, tỉ mẩn hơn so với trần thả. Vậy để có một hệ trần thạch cao chìm đẹp cần lưu ý điều gì? Mời bạn cùng tấm thạch cao Yoshino tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.

Mục lục

1. Ứng dụng trần chìm thạch cao trong thi công

2. Những điều cần lưu ý khi thi công trần chìm thạch cao

  • 2.1 Dụng cụ cần thiết khi thi công trần chìm thạch cao

  • 2.2 Các bước thi công trần chìm thạch cao

  • 2.3 Khi thi công trần chìm thạch cao cần lưu ý điều gì?

3. Làm thế nào để có một hệ trần chìm thạch cao bền đẹp?

 
 

1. Ứng dụng trần chìm thạch cao trong thi công

Trần thạch cao có 2 kiểu trần phổ biến trong các công trình thi công là trần thả và trần chìm. Trong đó trần chìm là hệ trần có khung xương nằm chìm bên trên các tấm thạch cao. Bề mặt trần chìm hoàn thiện đáp ứng các kiểu dáng trang trí độc đáo, mang lại không gian thẩm mỹ và tinh tế cho ngôi nhà.

Mẫu trần chìm phòng khách sang trọng 

Trần chìm thạch cao được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, kiểu dáng sang trọng, hiện đại. Một hệ trần thạch cao khung chìm đẹp sẽ không để lộ hệ thống thiết bị điện hay tiện ích báo động, chống cháy. Bên cạnh đó, trần chìm cũng có đầy đủ các tính năng của tấm thạch cao chất lượng, mang lại sự an toàn và thoải mái cho chủ nhà, bao gồm

+ Trần chìm thạch cao chống cháy, bảo vệ bạn và gia đình trước nguy cơ cháy nổ.

+ Trần chìm thạch cao chống ẩm, thích hợp với các khu vực ẩm ướt và ngăn ngừa ẩm mốc.

+Trần chìm thạch cao Hi-clean có khả năng làm sạch không khí, bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình

Ngoài ra, trần chìm thạch cao còn được chủ nhà và đội ngũ thầu thợ ưa chuộng nhờ tính cách âm, chống cháy, thẩm mỹ. Đây cũng là hệ giải pháp giúp nhẹ hóa công trình, giảm áp lực lên phần móng nhà, có độ bền lâu năm hơn so với các dòng vật liệu khác.

 

2. Những điều cần lưu ý khi thi công trần chìm thạch cao

2.1 Dụng cụ cần thiết khi thi công trần chìm thạch cao

Việc thi công trần chìm nói riêng hay trần thạch cao nói chung sẽ không đảm bảo hiệu quả nếu không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Vậy nên trước khi bắt tay vào công trình, hãy liệt kê và kiểm tra các dụng cụ còn sử dụng tốt theo gợi ý sau:

► Các vật liệu thi công trần chìm: Tấm thạch cao, khung xương bao gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh viền, các phụ kiện bao gồm: ty dây, khóa liên kết, tắc kê thép, tăng đơ, pát 2 lỗ, đinh thép,...Trường hợp dùng khung xương cá thì không cần dùng đến phụ kiện khóa liên kết mà có thể gắn thẳng thanh chính vào thanh phụ.

► Dụng cụ thi công trần thạch cao chìm bao gồm: thước đo, máy bắn lazer để căn chỉnh cao độ và vị trí, bút chì, dây căng, búa, kìm, máy khoan cầm tay, cưa tay, tua vít, dao cắt thạch cao, cơ-lê, kéo cắt ty, cưa tay, máy mài cầm tay, bàn chà, dao cạo vết bẩn, dao trét, ổ cắm quay, dụng cụ bảo hộ lao động (mũ, găng tay, kính an toàn, mặt nạ)…

Một số dụng cụ cơ bản thi công trần chìm thạch cao

Sau khi đã chuẩn bị vật liệu và các dụng cụ thi công cần thiết thì quá trình thi công sẽ bắt đầu thuận lợi và dễ dàng hơn. Vậy thi công trần chìm sẽ trải qua những bước nào?

 

2.2 Các bước thi công trần chìm thạch cao

Dưới đây là 4 bước cơ bản thi công trần chìm thạch cao

► Bước 1: Đo đạc và xác định số lượng vật liệu cần sử dụng

Chuẩn bị dụng cụ và đo lường kỹ lưỡng để có thể tính toán số lượng tấm thạch cao và các vật liệu khác đúng kích cỡ trần nhà.

► Bước 2: Lắp đặt khung xương bằng các thanh chính, thanh phụ và thanh viền tường

Sau khi đánh dấu các vị trí và xác định khoảng cách trần nhà theo tiêu chuẩn, đội ngũ thầu thợ sẽ tiến hành lắp đặt hệ khung xương theo đúng tiêu chuẩn và bước khung thích hợp bằng các phụ kiện cần thiết như vít nở, ti ren, khóa liên kết,...

► Bước 3: Lắp đặt tấm thạch cao bên dưới khung chìm

Khi khung xương được cân chỉnh hoàn thiện, các tấm thạch cao sẽ được lắp lên khung và cố định bằng cách bắn vít âm vào trong bề mặt tấm.

► Bước 4: Xử lý mối nối và sơn bả để hoàn thiện bề mặt tấm thạch cao

Cuối cùng là công đoạn xử lý các mối nối bằng keo lưới, keo giấy và bột bả chuyên dụng. Đảm bảo bề mặt trần chìm được phẳng, mịn, không bị thừa tại các vị trí viền trần (nếu có).

 

2.3 Khi thi công trần chìm thạch cao cần lưu ý điều gì?

Một số lưu ý khi thi công trần chìm thạch cao:

► Đối với khâu chuẩn bị thi công:

Các cấu kiện thi công trần chìm cần được kê đỡ, che phủ tại nơi khô ráo, tránh bị ẩm ướt.

Cần đảm bảo khu vực thi công trần chìm thạch cao có mái che, để hệ trần không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài.

Trường hợp nhà xây mới: cần hoàn thiện tường, cửa chính, cửa sổ trước khi thi công trần.

Trường hợp nhà đang cải tạo: loại bỏ lớp sơn cũ, bụi bẩn và tiến hành kiểm tra sửa chữa các vết nứt trần (nếu có) để đảm bảo bề mặt trần đồng nhất trước khi thi công trần chìm thạch cao.

► Đối với kỹ thuật thi công:

- Khoảng cách tối đa từ tường đến điểm treo ty là 300 – 400mm

- Khoảng cách giữa các ty là 80-100mm

- Khoảng cách giữa các thanh chính là 600-800mm

- Khoảng cách giữa các thanh phụ (bước khung) là 400mm

- Khoảng cách giữa các vít bắn: 25-30mm, đối với đinh thép là 15mm

- Các tiêu chuẩn khác tùy vào từng công trình cụ thể…

Bên cạnh các lưu ý trên, thầu thợ và chủ nhà sẽ cần kiểm tra lại trong quá trình thi công, đề xuất đo đạc điều chỉnh nếu có sai lệch, đảm bảo trần chìm được hoàn thiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu suất về thời gian và chi phí xây dựng.

Trần chìm hoàn thiện mang lại không gian sang trọng, bền đẹp cho ngôi nhà

 

3. Làm thế nào để có một hệ trần chìm thạch cao bền đẹp?

Thi công trần chìm thạch cao không quá khó, thi công trần chìm đẹp, đúng tiêu chuẩn và an toàn mới là vấn đề cần quan tâm. Công trình thi công đạt hiệu quả hay không rất cần đội ngũ thầu thợ tận tâm, uy tín và có kinh nghiệm thi công trần chìm thạch cao. Hãy tham khảo danh sách thầu thợ từ những người đi trước, xem xét các dự án mà họ đã làm để có thể đánh giá chất lượng thi công cũng như dễ dàng trao đổi công việc.

Một điều quan trọng là lựa chọn vật liệu có chất lượng tốt, nhất là khung xương và tấm thạch cao. Khung xương cần được đảm bảo về độ dày khung đúng tiêu chuẩn an toàn từ 0.29mm trở lên. Bên cạnh đó, các tấm thạch cao chất lượng với giá cả ổn định giúp chủ nhà và thầu thợ kiểm soát chi phí xây dựng, hạn chế các phát sinh không đáng có. Hãy đảm bảo các tấm thạch cao đến từ thương hiệu uy tín, có đầy đủ các chứng chỉ chất lượng. Trong đó có tấm thạch cao Yoshino, thương hiệu Nhật Bản với hơn 120 năm chuyên sản xuất và phát triển sản phẩm về thạch cao sẽ là gợi ý uy tín mà bạn có thể tham khảo cho ngôi nhà của mình.

Liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE: (028) 3822 3322 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về sản phẩm.

Hoặc để lại thông tin tại đây và chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất có thể. 

Tin liên quan
THI CÔNG TRẦN CHÌM THẠCH CAO CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Trần chìm thạch cao được đánh giá là hệ trần đẹp, nhiều kiểu dáng độc đáo trong các công trình xây dựng. Do đó quá trình thi công trần chìm thường yêu cầu chi tiết, tỉ mẩn hơn so với trần thả. Vậy để có một hệ trần thạch cao chìm đẹp cần lưu ý điều gì? Mời bạn cùng tấm thạch cao Yoshino tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.
LA PHÔNG THẠCH CAO, TẠI SAO KHÔNG?
La phông, hay còn được gọi là la phông trần là tên gọi khác của trần nhà, trần phụ, chỉ lớp trần thứ hai của ngôi nhà hay công trình. Cùng với sự cải tiến liên tục và phát triển của vật liệu xây dựng, la phông trần nói chung và la phông thạch cao nói riêng ngày càng phổ biến trong từng công trình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về xu hướng của la phông thạch cao và sự so sánh với các vật liệu khác như gỗ, nhựa, tấm xi-măng,… để bạn có sự lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.
THẾ NÀO LÀ HỆ TRẦN CHÌM THẠCH CAO?
Đi cùng với sự phát triển của ngành xây dựng và nội thất, trần thạch cao trở nên phổ dụng hơn bao giờ hết và trở thành một phần không thể thiếu của các công trình dân dụng hay công cộng. Một loại trần thạch cao được giới thiết kế nội thất ưa thích là trần chìm thạch cao. Tại sao lại đặt tên là trần chìm? Trần chìm có những ưu nhược điểm gì, có các chủng loại nào và ứng dụng ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết bên dưới nhé.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỆ TRẦN THẢ (TRẦN NỔI) THẠCH CAO
Ngày nay, la phông thạch cao, trần thạch cao đã trở nên rất phổ biến tại hầu hết các công trình xây dựng. Trần thạch cao với nhiều kiểu dáng khác nhau dần được ưa chuộng và thay thế cho nhiều loại vật liệu trong quá khứ như gỗ hay nhựa. Trần thạch cao có nhiều loại, trong đó có hai loại chính là trần nổi/ trần thả và trần chìm. Vậy trần nổi thạch cao là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Chúng ta hãy cùng khám phá những chi tiết thú vị ngay bên dưới nhé.

YOSHINO GYPSUM

Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.

Thông tin liên hệ
HCM Office: Tầng 06, Tòa nhà YOCO Building, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
(028) 3822 3322
vm2@yoshino-gypsum.co.jp

Kết nối với chúng tôi: