Trần thả, hay còn được gọi là trần nổi, trần phụ, trần treo chữ T,... là lớp trần thứ hai nằm bên dưới kết cấu chính của công trình. Vật liệu trần thả có thể là tấm thạch cao, tấm sợi khoáng, tấm nhựa, tấm xi-măng,...Bằng cách sử dụng các tấm vật liệu trần thả với hai loại kích thước 60*60cm và 60*120cm, thả lên hệ khung xương định sẵn.
So với các vật liệu khác dùng để làm trần thả như tấm nhựa hay tấm xi măng, tấm thạch cao có ưu thế về chi phí, an toàn với môi trường và người sử dụng vì là vật liệu chống cháy, cách nhiệt. Tính ổn định về kích thước giúp trần thả hoàn thiện từ tấm thạch cao không bị cong vênh hay võng khi thời tiết thay đổi.
Ảnh minh họa trần nổi
Các công trình ứng dụng trần thả thạch cao
Ngày nay việc ứng dụng trần thả thạch cao phổ biến hơn tại các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, văn phòng, nhà máy sản xuất,... Các đơn vị thi công sử dụng hệ trần thả thạch cao bởi tính linh hoạt và bởi vì sản phẩm trần thạch cao đem lại không gian hiện đại hơn so với trần nhựa, trần tấm xi măng,...
Ảnh minh họa ứng dụng hệ trần nổi thạch cao trong văn phòng
Ngoài ra, một số công trình ngắn hạn cần cải tạo, thay thế sửa chữa trần như cửa tiệm, quán ăn hay tu sửa nhà cũ cũng được nhiều anh em thầu thợ và chủ nhà lựa chọn các thiết kế trần thả thạch cao, nhằm đáp ứng các lợi ích thi công và mục đích sử dụng hiệu quả.
Những ưu điểm nổi bật của hệ trần thạch cao đáng chú ý như sau:
Đối với thợ thi công
So với các vật liệu trần truyền thống thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi tay nghề cao, việc thi công trần nổi thạch cao thường đơn giản, nhanh chóng và không cần quá nhiều về kỹ thuật. Cũng nhờ vào đặc tính nhẹ của vật liệu thạch cao mà đội thợ thi công có thể dễ dàng di chuyển, tháo lắp và hoàn thiện hệ trần thả thạch cao đúng tiến độ, môi trường công trình cũng nhờ đó mà khô ráo sạch sẽ hơn.
Đối với chủ nhà, người sinh hoạt trong không gian công trình hoàn thiện
Trần thả thạch cao có hiệu quả trong việc che khuất cơ sở hạ tầng bên trên trần nhà.
Bằng cách tạo ra khoảng không gian giữa kết cấu chính của trần nhà và trần thạch cao, hệ thống điện, ống dẫn và các tiện ích khác (đèn âm tường, hệ thống báo cháy, vòi phun nước,...) có thể hoạt động ổn định mà không bị ảnh hưởng. Đồng thời việc kiểm tra sửa chữa cũng thuận tiện hơn so với trần bê tông, cải thiện diện mạo căn phòng hiện đại và thông thoáng hơn.
Kiểm soát và cân bằng âm thanh trong không gian, đặc biệt ở những nơi đông người.
Không như hệ trần bê tông hay trần nhựa trước đây thường phản âm ngay khi âm thanh chạm vào trần nhà, tấm thạch cao là vật liệu cách ấm, có thể hấp thụ âm thanh, làm giảm đáng kể âm lượng trước khi phát lại ra không gian bên ngoài. Ngoài ra, một số loại tấm thạch cao còn được bổ sung thêm vật liệu bông thủy tinh trong lõi tấm thạch cao, hỗ trợ hệ trần thả thạch cao tiêu âm, cách âm hiệu quả.
Trần thả thạch cao giúp tiết kiệm chi phí lao động, chi phí bảo trì bảo dưỡng.
Chính vì là vật liệu nhẹ, dễ thi công nên quá trình lắp đặt trần thả thạch cao có thể rút ngắn thời gian từ 2 - 3 ngày so với các loại trần khác, giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí ngày công thầu thợ. Một số trường hợp tấm thạch cao bị hỏng có thể thay thế mà không ảnh hưởng cấu trúc trần nhà. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, việc vệ sinh các mảng bám bụi đơn giản và dễ thực hiện mà không cần tốn quá nhiều công sức và các loại chi phí khác.
Trần thả thạch cao làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng
Tính linh hoạt của các tấm thạch cao còn mang đến nhiều cơ hội cho việc trang trí và tạo hình, tạo nên một hệ trần thạch cao đa dạng hoa văn, đẹp mắt theo ý thích của người sử dụng. Với khả năng gia công linh hoạt, các tấm thạch cao có thể được gia công hoa văn đa dạng, hoặc dán laminate màu sắc, tăng tính hiện đại và nổi bật trong không gian căn phòng.
Một số nhược điểm của hệ trần thạch cao này cần lưu ý như sau:
+ Khả năng chịu lực hạn chế: Hệ trần thả thạch cao bị giới hạn chịu lực nên cần ưu tiên thiết bị tiện ích nhẹ và không rườm rà để tránh tải trọng lớn.
+ Làm giảm chiều cao trần: Hệ trần thả thạch cao thường cần khoảng không cho các thiết bị tiện ích và bề mặt lưới, do đó chỉ thích hợp tại các công trình có trần chính hoặc kết cấu phía trên cao ráo, không gian rộng rãi…
+ Ngoài ra, hệ trần thả thạch cao sẽ dễ bị hư hại nếu hệ thống trần thô phía trên hoặc hệ thống đường ống không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và bề mặt trần nhà.
Nhìn chung, hệ trần thả thạch cao có thể được xem là giải pháp cải tiến hiệu quả về hiệu suất công trình và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu tấm thạch cao chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phù hợp và giá cả ổn định cũng quan trọng không kém. Với những ưu điểm nổi bật như: sản phẩm có ngoại quan đẹp, cạnh tấm vuông vức, tính kháng võng cao, màu giấy nền sáng, Yoshino Gypsum Việt Nam tự tin luôn là người bạn đồng hành của nhiều chủ nhà, chủ đầu tư và thầu thợ trong các công trình hiện nay, nhằm tạo nên những hệ trần thả thạch cao đạt chuẩn.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn hệ trần nhà phù hợp cho chính căn nhà của mình hoặc theo yêu cầu chủ nhà, chủ đầu tư dự án.
YOSHINO GYPSUM
Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.