Việc thi công trần chìm thạch cao trải qua các bước chính sau đây:
Hiện nay, trần thạch cao khung chìm có hai loại như sau:
- Trần phẳng: là loại trần chìm được lắp đặt sao cho bề mặt của trần phẳng và không có bất kỳ khoảng trống, khe hở hay rãnh nào xuất hiện. Trần phẳng thường đơn giản, tạo cảm giác trang nhã nên phù hợp cho các công trình từ nhà ở đến văn phòng, trung tâm thương mại,…
- Trần giật cấp: hay còn gọi là trần kiểu, trần uốn cong. Khác với trần phẳng, trần giật cấp thi công giật theo từng cấp và tạo khối thẩm mỹ. Để thi công loại trần này, người thợ cần phải có sự tỉ mỉ trong việc uốn các tấm thạch cao theo hệ khung cố định trước đó, nhằm đáp ứng các thiết kế kiểu trần sáng tạo, kiến trúc độc đáo. Kiểu trần chìm này còn có tác dụng che giấu hệ thống đèn âm tường, thông gió, âm thanh,...phù hợp cho các công trình xây dựng có quy mô lớn như trung tâm thương mại, nhà hát, sân bay, khách sạn,…
Trên thực tế, hệ trần chìm thạch cao cung cấp nhiều lợi ích và ứng dụng rộng rãi trong thi công và trang trí nội thất. Trần chìm thạch cao mang lại sự đa dạng, sang trọng và tạo điểm nhấn cho hệ trần nói riêng và không gian nội thất nói chung. Thêm vào đó, hệ trần này đặc biệt phù hợp với việc trang trí hệ thống đèn, phù điêu, tăng tính thẩm mỹ cho mọi không gian. Với đặc tính linh hoạt của tấm thạch cao, việc trang trí hệ trần phù hợp với các thiết kế phong cách từ cổ điển đến hiện đại. Cả hai loại trần phẳng và trần giật cấp đều có thể trang trí đẹp mắt và thỏa mãn nhu cầu sáng tạo trong thi công và thiết kế.
Tuy nhiên so với trần thả thông thường, trần chìm thạch cao vẫn có nhược điểm. Cụ thể quá trình thi công khung chìm thạch cao phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao, sự tỉ mỉ và thời gian làm việc lâu hơn. Ngoài ra, việc thay thế và sửa chữa trần chìm thạch cao cũng khó khăn hơn so với trần thả.
♦ Nhà ở: trần chìm thạch cao là lựa chọn phổ biến cho phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn trong các căn hộ và nhà riêng. Kiểu dáng đa dạng của trần chìm thạch cao giúp tạo điểm nhấn và tạo ra không gian trang nhã cho không gian trong căn phòng.
♦ Văn phòng: trần chìm thạch cao thường được sử dụng trong các văn phòng, không gian làm việc chung, và phòng họp. Loại trần này có thể giúp kiểm soát âm thanh, che giấu dây điện và hệ thống chiếu sáng, đồng thời tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và thoải mái.
♦ Khách sạn và nhà hàng: trần chìm thạch cao thường được sử dụng để tạo ra không gian sang trọng và độc đáo trong ngành công nghiệp khách sạn và nhà hàng. Các kiểu trần nhà đa dạng, bắt mắt và tinh tế đều có thể áp dụng đối với trần chìm thạch cao. Đó là lý do bạn thường thấy các sảnh khách sạn lớn có hệ trần rất sang trọng với nhiều kiểu dáng độc đáo.
♦ Công trình công cộng: trần chìm thạch cao thường được áp dụng trong các công trình công cộng như trung tâm thương mại, sân bay, bệnh viện, trường học, và nhà hát. Từ trần phẳng đến trần giật cấp, trần chìm thạch cao mang đến sự linh hoạt trong thiết kế và thể hiện sự sáng tạo trong không gian.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ ràng về những lợi ích mà hệ trần chìm thạch cao mang lại, bao gồm tính linh hoạt và tính thẩm mỹ trong không gian nội thất. Với sự ổn định về chất lượng sản phẩm, Yoshino Gypsum Việt Nam tin rằng tấm thạch cao Yoshino phù hợp với kỳ vọng của bạn cho mọi thiết kế. Bên cạnh đó, với nhiều dòng sản phẩm với chức năng đa dạng như chống ẩm, chống cháy, tấm thạch cao Yoshino hoàn toàn có thể giúp bạn tạo ra một không gian sống an toàn và thoải mái.
YOSHINO GYPSUM
Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.