NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI LẮP TRẦN THẠCH CAO

Trang trí trần nhà bằng tấm thạch cao đang là xu hướng thịnh hành của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ trần thạch cao có những loại nào, tiêu chí lựa chọn ra sao và cần trao đổi với thầu thợ điều gì để đạt kết quả như mong muốn.

Nếu bạn cũng có thắc mắc như trên, hãy cùng Yoshino Gypsum Việt Nam tìm hiểu chi tiết những điều chủ nhà cần biết trước khi lắp trần thạch cao theo bài dưới bên dưới nhé.

Mục lục

1. Xác định rõ nhu cầu và phong cách thiết kế trần thạch cao

2. Lựa chọn vật liệu phù hợp cho trần thạch cao 

   2.1 Lựa chọn tấm thạch cao

   2.2 Lựa chọn hệ khung xương chịu lực

3. Các thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và thẩm mỹ của trần thạch cao

4. Quy trình thi công trần thạch cao 

5. Dự trù chi phí và lựa chọn đơn vị thi công uy tín

1. Xác định rõ nhu cầu và phong cách thiết kế trần thạch cao

Để có thể chốt sales hiệu quả và thi công trần thạch cao đẹp, thầu thợ cần hiểu rõ nhu cầu và phong cách thiết kế mà chủ nhà mong muốn, cụ thể: 

► Nhu cầu lắp trần thạch cao là gì? 

Chủ nhà chọn làm mới trần thạch cao với mục tiêu trang trí hay dùng để chống nóng, cách âm, cải thiện không khí? Những nhu cầu khác nhau sẽ định hình các bước tư vấn về vật liệu và quy trình thi công khác nhau, tùy theo mức độ ưu tiên mà chủ nhà lựa chọn. 

► Vị trí cần thi công trần thạch cao

Không phải tất cả các không gian trong nhà đều có cùng yêu cầu giống nhau khi thi công. Ví dụ trần thạch cao phòng khách sẽ yêu cầu tính thẩm mỹ cao, trong khi trần thạch cao phòng ngủ ưu tiên sự đơn giản, ấm cúng,... Việc xác định đúng vị trí thi công giúp thầu thợ tư vấn giải pháp tối ưu theo tính năng sản phẩm cho từng không gian trong nhà. 

Kiểu trần và ngân sách phù hợp với mong muốn của chủ nhà 

Sau bước xác định nhu cầu và vị trí thi công, thầu thợ sẽ tiếp tục gợi ý cho chủ nhà về kiểu trần và phong cách thiết kế, trong đó:

Trần thạch cao được chia thành 2 loại: trần chìm và trần thả 

  • Trần chìm: Là kiểu trần có hệ khung xương được giấu bên trên tấm thạch cao, tạo bề mặt phẳng và liền mạch. Loại trần này thường được thiết kế dạng phẳng hiện đại hoặc giật cấp sang trọng, phù hợp với không gian cần tính thẩm mỹ cao như phòng khách, phòng ngủ,... 

  • Trần thả: Là kiểu trần có hệ khung xương nổi, chia thành các ô vuông để lắp tấm thạch cao có kích thước 600*600 mm. Trần thả dễ lắp, thi công khá nhanh và được sử dụng nhiều trong không gian văn phòng, nhà xưởng hoặc với những ngôi nhà yêu thích phong cách đơn giản với mức chi phí tương đối thấp.

Ngoài ra, phong cách thiết kế trần thạch cao cũng có sự đa dạng từ cổ điển, sang trọng hay tối giản, hiện đại, hoặc các kiểu trần có tạo hình uốn lượn đặc biệt theo sở thích và gu thẩm mỹ của chủ nhà. 

2. Lựa chọn vật liệu phù hợp cho trần thạch cao

Dựa trên nhu cầu và phong cách thiết kế, thầu thợ sẽ tư vấn cho chủ nhà lựa chọn tấm thạch cao và hệ khung xương chịu lực – hai thành phần chính quyết định chất lượng và thẩm mỹ của trần thạch cao.

2.1 Lựa chọn tấm thạch cao

Hiện nay trên thị trường, tấm thạch cao có các dòng sản phẩm phù hợp với từng khu vực như sau: 

- Tấm thạch cao tiêu chuẩn: là loại tấm cơ bản, phù hợp lắp đặt tại các vị trí thông dụng trong ngôi nhà. 

- Tấm thạch cao chống ẩm: là dòng tấm tiêu chuẩn được tăng cường tính năng chống ẩm vượt trội, thích hợp lắp đặt tại khu vực dễ ẩm ướt như phòng vệ sinh, ban công, hoặc ở những vị trí địa lý có độ ẩm cao (Bắc Bộ, Tây Nguyên,...)

- Tấm thạch cao chống cháy:  là dòng tấm có độ dày lớn, kết hợp với hệ khung đặc biệt tạo thành vách ngăn chống cháy chuyên dụng, đảm bảo an toàn cho các khu vực như bếp, nhà xưởng, lối thoát hiểm tại các trung tâm thương mại, tòa nhà,..

- Tấm thạch cao thanh lọc không khí: một sản phẩm đặc biệt của thương hiệu Yoshino Gypsum. Đây là loại tấm có chức năng hấp thụ và phân giải chất khí độc hại Formaldehyde, giúp trả lại bầu không khí trong lành và ưu tiên lắp đặt phòng ngủ của gia đình và trẻ nhỏ. 

2.2 Lựa chọn hệ khung xương chịu lực

Khung xương chịu lực có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và sự ổn định cho trần thạch cao. Các loại khung xương phổ biến mà thầu thợ thạch cao thường lắp đặt bao gồm:

  • Khung thép mạ kẽm: Chịu lực tốt, phù hợp với các công trình lớn hoặc cần độ chắc chắn cao.

  • Khung nhôm: Nhẹ, chống gỉ sét, dễ lắp đặt và phù hợp với các công trình yêu cầu thi công nhanh.

  • Khung cao cấp: Độ bền vượt trội, đáp ứng các thiết kế phức tạp hoặc yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

 Việc lựa chọn đúng loại tấm thạch cao kết hợp với hệ khung xương phù hợp sẽ tạo nên một hệ trần chắc chắn, bền vững và đáp ứng tốt yêu cầu về thẩm mỹ, đồng thời giúp tối ưu hóa công năng sử dụng cho từng không gian cụ thể.

3. Các thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và thẩm mỹ của trần thạch cao

Thi công trần thạch cao không quá khó, tuy nhiên việc bố trí hệ thống dây điện và đèn LED trên trần thạch cao cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và việc bảo trì về sau. 

Đối với hệ thống dây điện: các đường dây điện phải được thiết kế gọn gàng, hợp lý và đi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh rủi ro về an toàn điện, đồng thời thuận tiện cho việc sửa chữa khi cần thiết. 

Đối với đèn LED chiếu sáng: Vị trí lắp đặt đèn cần được  lựa chọn sao cho ánh sáng được phân bổ đồng đều và tạo điểm nhấn cho không gian. Ngoài ra cần kiểm tra các thông số đèn LED giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ trong quá trình sử dụng. 

4. Quy trình thi công trần thạch cao

Về cơ bản, chủ nhà cần nắm các bước chính của quy trình thi công trần thạch cao. Điều này giúp chủ nhà có thể dễ dàng theo dõi và hỗ trợ đội thợ trong quá trình thi công. 

Các bước cơ bản khi thi công trần thạch cao:

- Chuẩn bị vật liệu, đo đạc các thông số kỹ thuật về chiều cao, khoảng cách,...

- Tiến hành lắp đặt khung xương chịu lực 

- Lắp tấm thạch cao và cố định tấm trên khung xương bằng vít bắn chuyên dụng

- Kiểm tra và xử lý các mối nối

- Hoàn thiện bề mặt và bàn giao công trình

5. Dự trù chi phí và lựa chọn đơn vị thi công uy tín

Chi phí thi công trần thạch cao không đắt đỏ. Mỗi công trình sẽ có mức chi phí khác nhau tùy thuộc vào diện tích trần, dòng tấm thạch cao sử dụng và độ phức tạp khi thiết kế. Vì thế chủ nhà nên ưu tiên lựa chọn vật liệu chất lượng với mức giá cả phải chăng. Tấm thạch cao Yoshino sẽ là một lựa chọn đáng tin cậy, với các dòng sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, từ thẩm mỹ đến chức năng chuyên dụng như chống ẩm, chống cháy hoặc thanh lọc không khí.

Cuối cùng, yếu tố quyết định chất lượng và tính thẩm mỹ của trần thạch cao nằm ở việc chọn đúng đơn vị thi công uy tín. Một đơn vị chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo tiến độ, hạn chế chi phí phát sinh mà còn mang lại sự hài lòng qua dịch vụ trọn gói từ tư vấn thiết kế, thi công đến bảo hành. Cùng với sự đồng hành của Yoshino Gypsum, chủ nhà sẽ hoàn toàn an tâm khi lắp đặt trần thạch cao và mang lại không gian sống an toàn, thoải mái cho tổ ấm của mình. 

Liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE: (028) 3822 3322 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn về sản phẩm.

Hoặc để lại thông tin tại đây và chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất có thể.

Tin liên quan
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI LẮP TRẦN THẠCH CAO
Trang trí trần nhà bằng tấm thạch cao đang là xu hướng thịnh hành của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ trần thạch cao có những loại nào, tiêu chí lựa chọn ra sao và cần trao đổi với thầu thợ điều gì để đạt kết quả như mong muốn.
THI CÔNG TRẦN CHÌM THẠCH CAO CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Trần chìm thạch cao được đánh giá là hệ trần đẹp, nhiều kiểu dáng độc đáo trong các công trình xây dựng. Do đó quá trình thi công trần chìm thường yêu cầu chi tiết, tỉ mẩn hơn so với trần thả. Vậy để có một hệ trần thạch cao chìm đẹp cần lưu ý điều gì? Mời bạn cùng tấm thạch cao Yoshino tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.
LA PHÔNG THẠCH CAO, TẠI SAO KHÔNG?
La phông, hay còn được gọi là la phông trần là tên gọi khác của trần nhà, trần phụ, chỉ lớp trần thứ hai của ngôi nhà hay công trình. Cùng với sự cải tiến liên tục và phát triển của vật liệu xây dựng, la phông trần nói chung và la phông thạch cao nói riêng ngày càng phổ biến trong từng công trình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về xu hướng của la phông thạch cao và sự so sánh với các vật liệu khác như gỗ, nhựa, tấm xi-măng,… để bạn có sự lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.
THẾ NÀO LÀ HỆ TRẦN CHÌM THẠCH CAO?
Đi cùng với sự phát triển của ngành xây dựng và nội thất, trần thạch cao trở nên phổ dụng hơn bao giờ hết và trở thành một phần không thể thiếu của các công trình dân dụng hay công cộng. Một loại trần thạch cao được giới thiết kế nội thất ưa thích là trần chìm thạch cao. Tại sao lại đặt tên là trần chìm? Trần chìm có những ưu nhược điểm gì, có các chủng loại nào và ứng dụng ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết bên dưới nhé.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỆ TRẦN THẢ (TRẦN NỔI) THẠCH CAO
Ngày nay, la phông thạch cao, trần thạch cao đã trở nên rất phổ biến tại hầu hết các công trình xây dựng. Trần thạch cao với nhiều kiểu dáng khác nhau dần được ưa chuộng và thay thế cho nhiều loại vật liệu trong quá khứ như gỗ hay nhựa. Trần thạch cao có nhiều loại, trong đó có hai loại chính là trần nổi/ trần thả và trần chìm. Vậy trần nổi thạch cao là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Chúng ta hãy cùng khám phá những chi tiết thú vị ngay bên dưới nhé.

YOSHINO GYPSUM

Yoshino Gypsum là hãng sản xuất tấm thạch cao đến từ Nhật Bản, có lịch sử khởi nghiệp hơn 120 năm. Với tốc độ sản xuất hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị không chỉ ưu việt về trình độ sản xuất mà còn dẫn đầu về công nghệ và kỹ thuật.

Thông tin liên hệ
HCM Office: Tầng 06, Tòa nhà YOCO Building, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
(028) 3822 3322
vm2@yoshino-gypsum.co.jp

Kết nối với chúng tôi: